Đức Phanxicô nói với thế giới lao động ở Turin
Vatican Insider – Andrea Tornielli – 21/6/15
‘Chúng ta không thể cứ chờ ‘phục hồi’
được. Toàn thể xã hội cần phải chung tay hành động để đảm bảo tất cả mọi
người đều có công ăn việc làm.’ Đây là điểm then chốt trong thông điệp
Đức Phanxicô gởi đến thế giới lao động, trong buổi gặp mặt đầu tiên tại
thành phố Bắc Ý, Turin. Giáo hoàng nhắc đến Hiến pháp Ý và kêu gọi mọi
người đừng có đổ lỗi cho người di dân, bởi họ là những nạn nhân của sự
bất bình đẳng. Buổi hội này có sự tham dự của các công nhân thuộc đủ mọi
ngành nghề.
Trước
khi giáo hoàng nói chuyện, thì có 3 người, một chủ doanh nghiệp, một
công nhân nhà máy và một nông dân, nói lên phát biểu của mình. Người đầu
tiên, Filiberto Martinetti, nói rằng: ‘là những chủ doanh nghiệp người
Ý, chúng tôi, cùng với các nhân công của mình, đã thể hiện được một sức
chịu đựng siêu hạng, chúng tôi đã và sẽ tiếp tục phải hi sinh to lớn,
nhưng chúng tôi kiên vững. Chúng tôi đã nhận được nhiều đề nghị chuyển
công đoạn sản xuất ra nước ngoài, và một số lời đề nghị thực sự rất hấp
dẫn, nhưng tôi không thể nào cứ thế mà sa thải những người đã kề vai với
tôi trong suốt nhiều năm qua, vậy nên tôi quyết định ở lại Ý, đi ngược
lại cái lập luận tài chính và nền kính tế vốn cũng không hẳn là đúng
đắn.’ Ông kết lời bằng một câu ngạn ngữ Piedmont: ‘Che nusniur al
cunserva per tanti ani’ Nguyện xin Chúa gìn giữ bạn nhiều năm nữa trong
đời. Người thứ hai, là Alexandra, mẹ của hai người con và là vợ của một
người thất nghiệp ‘đã học cách làm bà mẹ đàn ông’. Bà Alexandra nói về
kinh nghiệm đau lòng khi mất việc và sự đoàn kết giữa các công nhân. Bà
cảm ơn Đức Phanxicô ‘vì thường nhấn mạnh công việc của phụ nữ, nhịp độ
làm việc, giờ giấc và mức lương công việc của người phụ nữ, đồng thời là
vai trò ‘điều hành’ gia đình nữa.’ Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của
các ông bà. Người cuối cùng là Fabrizo, một nông dân, kể về những khó
khăn trong việc làm nông sau trận lụt 1994, và sự đoàn kết ‘thiết thực
và tốt bụng’ vào dịp đó.
Sau
khi nghe xong, Đức Phanxicô nói với 3 người và toàn thể người lao động
hiện diện rằng: ‘Cám ơn những lời của các bạn. Điều nổi bật ở đây là một
ý thức trách nhiệm trước các vấn đề do khủng hoảng kinh tế. Cũng cảm ơn
các bạn vì đã làm chứng rằng đức tin của các bạn vào Chúa cùng với sự
hiệp nhất gia đình, chính là một nguồn nâng đỡ và giúp sức rất lớn.’
Giáo hoàng bày tỏ ‘sự chung lòng với những người thất nghiệp trẻ, những
người nhận các khoản lương chắp vá hay các công việc thời vụ, nhưng cũng
chung lòng với các chủ doanh nghiệp, các thợ thủ công, và công nhân
thuộc mọi ngành, đặc biệt là những ngành đang gặp khó khăn.’
Đức Phanxicô nói rằng, ‘Làm việc, không
những cần thiết cho nền kinh tế, nhưng còn cho con người, cho phẩm giá
con người, cho quyền công dân và sự chung phần xã hội.’ Sau khi nhắc lại
rằng Turin là một trung tâm chính thu hút nhân công, Đức Phanxicô cũng
chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng cũng không buông tha nơi này: ‘thiếu công
ăn việc làm, đang có sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội ngày càng tăng,
nhiều người bị rơi vào nghèo đói và rồi gặp những vấn đề trong gia đình,
vấn đề sức khỏe, giáo dục và các lợi ích căn bản khác.’
‘Sự nhập cư làm tăng cạnh tranh, nhưng
không được đổ lỗi cho người nhập cư bởi họ là nạn nhân của bất bình
đẳng, của nền kinh tế thải loại và chiến tranh. Tôi phải khóc khi thấy
những gì đang diễn ra trong vài ngày qua, khi con người bị đối xử như
hàng hóa.
Chúng ta được kêu gọi hãy nói không với
nền kinh tế thải loại đang thúc giục con người cho phép sự loại trừ
những người đang sống hết sức nghèo khổ – mà ở Turin, con số này là 1/10
tổng dân số. Trẻ con bị loại trừ (khi tỷ suất sinh bằng 0,) người già
bị loại trừ ,và bây giờ là người trẻ (khi 40% thanh niên bị thất
nghiệp.) Những ai không sản xuất, không sinh lợi thì bị loại trừ như thể
họ là thứ hàng có thể ném đi.
Chúng ta được kêu gọi hãy cứng rắn nói
‘không’ với ngẫu tượng tiền bạc, thứ đẩy chúng ta gia nhập con số những
người giàu lên bất chấp cuộc khủng hoảng hiện thời, và chẳng lo lắng gì
cho những người bị nghèo đi, có khi còn rơi vào cảnh đói nữa.
Chúng ta được kêu gọi hãy nói ‘không’
với tham nhũng,vốn đang lan tràn, như thể một tâm thức, như thể một cách
hành xử bình thường vậy. Nhưng, chúng ta không chỉ nói ‘không,’ chúng
ta phải có hành động. ‘Không’ với mafia, gian trá, đút lót, và mọi thứ
như thế. Chỉ khi đó, chỉ khi chung lực, chúng ta mới có thể nói ‘không’
với sự bất bình đẳng vốn dẫn đến bạo lực xâm phạm. Thánh Don Bosco dạy
chúng ta rằng cách tốt nhất để ngăn chặn sự này: ‘xung đột xã hội có thể
bị ngăn chặn, và chúng ta làm được việc này qua sự công bằng.’
Trong
tình trạng hiện nay, vốn không chỉ ở Turin, hay nước Y, nhưng trên tầm
mức toàn cầu và đầy phức tạp, chúng ta không thể cứ đơn giản chờ sự
‘phục hồi.’ Làm việc là điều then chốt quyết định, Hiến pháp Ý đã nói
ngay từ đầu như thế, và toàn thể xã hội cần phải chung tay hành động để
bảo đảm có công ăn việc làm, và đây chính là sự tôn trọng dành cho con
người.’ Đức Phanxicô giải thích rằng điều này cần một hình mẫu kinh tế
không dựa vào dòng vốn và sản xuất nhưng dựa trên lợi ích chung. Về phụ
nữ, giáo hoàng nói rằng, ‘cần phải kiên quyết bảo vệ các quyền của phụ
nữ, bởi bất chấp họ là người đảm nhiệm chính việc nhà, chăm lo cho con
cái và người già, nhưng phụ nữ vẫn còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử, cả ở
nơi làm việc.
Đây là thách thức lớn mà chúng ta cần
phải đối mặt với sự dũng cảm và một tâm thức mở.’ Đức Phanxicô tiếp
rằng, ‘Và Turin được kêu gọi một lần nữa là nhân vật chính trong một
giai đoạn phát triển kinh tế và xã hội mới, với các truyền thống công
nghiệp và chế tác của mình …. Thiên Chúa là một người thợ và các bạn
cũng được kêu gọi làm người thợ … nhưng là bằng nghiên cứu và phát minh.
Vì lý do này, các bạn cần phải dũng cảm và đầu tư vào giáo dục, đảo
ngược xu thế hiện thời là để giáo dục đi xuống và nhiều người trẻ bỏ
học.
Tôi muốn chung lời với nhiều người lao
động và chủ doanh nghiệp, kêu gọi một ‘hiệp ước xã hội và liên thế hệ’
quy tụ các nguồn lực có thể thúc đẩy mọi người chung tay làm việc với
nhau. Và đây là chìa khóa để thắng được tình trạng khó khăn này, xây
dựng một đặc tính mới phù hợp với thời đại và nhu cầu của địa phương. Đã
đến thời ‘đoàn kết liên thế hệ’ để chúng ta đặt niềm tin vào người trẻ
và người trưởng thành thêm một lần nữa.’
Đức Phanxicô kêu gọi hãy thêm tài trợ
tài chính cho các khởi xướng, nâng đỡ cho việc học nghề, và liên kết
giữa các hãng, các trường chuyên nghiệp và đại học. ‘Tôi thật sự rất
mừng khi nghe thấy các bạn nói về gia đình, con cái, và ông bà. Họ là
gia sản, đừng làm ngơ. Trẻ con là triển vọng của tương lai, và người già
là kho báu của ký ức. Không thể vượt qua khủng hoảng, mà không có người
già, người trẻ, trẻ con, và các ông bà. Trẻ con và các ông bà, là kho
báu và triển vọng của một dân tộc.’
Giáo hoàng kết bài nói của mình rằng:
‘Tôi muốn thêm một từ, không phải là để cho hùng hồn đâu. Từ đó là ‘dũng
cảm.’ Không phải là cứ nhẫn nhịn, nhưng ngược lại, hãy nắm lấy vận hội,
hãy dũng cảm lên! Hãy sáng tạo, là người chế tác tương lai, trong mỗi
ngày sống, với sức mạnh và hi vọng mà Chúa ban, Ngài là Đấng không bao
giờ để chúng ta phải thất vọng.’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch